Nội dung cơ bản Tái sản xuất xã hội

  • Tái sản xuất của cải vật chất

Là việc sản xuất lại các của cải vật chất mà đã bị tiêu hao, hao hụt do quá trình tiêu dùng của con người hay mất mát vì các lý do khác nhau. Theo kinh tế học Mác - Le6nin thì tái sản xuất mở rộng của cải vật chất là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Trong tái sản xuất của cải vật chất thì tái sản xuất ra tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tái sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, nhưng tái sản xuất ra tư liệu tiêu dùng lại có ý nghĩa quyết định để tái sản xuất sức lao động của con người, lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội.

  • Tái sản xuất sức lao động

Sức lao động xã hội cũng không ngừng được tái tạo. Tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt chất lượng thể hiện ở sự tăng lên về thể lực (sức khỏe) và trí tuệ của người lao động qua các chu kỳ sản xuất. Tái sản xuất sức lao động về mặt số lượng chịu sự chi phối của nhiều điều kiện khác nhau, trước hết là của về mặt nhân khẩu, theo đó tái sản xuất phải đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng sức lao động của quá trình tái sản xuất xã hội, nó chịu sự chi phối của các nhân tố chủ yếu như tốc độ tăng dân số và lao động, xu hướng thay đổi công nghệ, cơ cấu, số lượng và tính chất của lao động và năng lực tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất của mỗi quốc gia.

  • Tái sản xuất quan hệ sản xuất

Quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động gắn liền với tái sản xuất quan hệ sản xuất. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, quan hệ sản xuất được tái hiện.

  • Tái sản xuất môi trường sinh thái

Vì sản xuất là sự tác động, khai thác các vật thể của tự nhiên để phục vụ cho cầu cho cá nhân và xã hội nên ác tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt (nhất là các tài nguyên không tái sinh). Ngoài ra sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp cũng góp phần làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm Vì vậy, tái sản xuất môi trường sinh thái là sự khôi phục các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh và là điều kiện tất yếu của mọi quốc gia.